Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Hà Nội đều mang trong mình những yếu tố thẩm mỹ nhất định. Hơn thế, mỗi công trình còn mang những giá trị lịch sử to lớn của dân tộc, của quốc gia, của vùng đất mà nó được xây dựng. Do vậy, nếu bạn có dịp mua vé máy bay đi Hà Nội nhưng không sắp xếp lịch trình đến khám phá các công trình lịch sử nổi tiếng của thủ đô thì chuyến đi sẽ không thể trọn vẹn được. Trong số đó, những cái tên được điểm danh ngay dưới đây là nổi bật nhất.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích các công trình lịch sử, có sự đan cài hài hòa giữa kiến trúc Phật giáo, Nho giáo. Quần thể di tích này đồng thời mang đậm triết lý về thiên – địa – nhân. Nhũng yếu tố liên quan đến phong thủy luôn được đề cao khi xây dựng công trình, nhằm mục đích giữ cân bằng giữa đất trời, con người để có thể phát triển một cách lớn mạnh.
Vẻ đẹp toàn cảnh của quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám
Tổng diện tích của khu quần thể là 54.331m2, được xây dựng từ năm 1070, thời vua Lý Thánh Tông. Sau nhiều lần trùng tu, hiện tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám có 5 khu được gắn kết bởi những bức tường gạch có cửa thông, bao gồm: Văn Miếu Môn, Khuê Văn Các, khu Bia Tiến sĩ, khu Đại bái và khu Thái Học. Tất cả khu vực đều được thiết kế theo một trục thần đạo hợp nhất. Mỗi khu đều có nét thu hút riêng. Đặc biệt, các hình tượng chạm khắc tại khu di tích dù là nhỏ nhất cũng mang đậm triết lý âm dương.
Công trình mang đậm giá trị về mặt kiến trúc lẫn lịch sử, rất đáng đến tham quan
Hồ Hoàn Kiếm hay hồ Lục Thủy, hồ Gươm được xem là trái tim của thủ đô Hà Nội. Hồ nước này là một phân lưu của sông Hồng, kết nối 3 khu phố lớn là Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng và Hàng Khay. Từ hồ Hoàn Kiếm, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến những con phố khác như Hàng Đào, Hàng Ngang, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… Xa hơn một chút, bạn còn đến được với Tràng Tiền, Tràng Thi, Nhà Thờ, Hàng Bài…
Không gian yên tĩnh và cảnh vật thơ mộng quanh hồ sẽ khiến bạn mê mẩn
Người dân thủ đô xem hồ Hoàn Kiếm là một địa điểm quen thuộc đi dạo hay khi muốn tìm một nơi yên tĩnh để tạm lánh khỏi bầu không khí náo nhiệt nơi phố thị. Đối với du khách khi đến với hồ thì hãy dành chút thời gian để dạo chơi xung quanh, mỗi góc đều sẽ có một vẻ đẹp khác nhau. Bên cạnh tìm hiều về các câu chuyện kì ảo, những câu chuyện lịch sử về hồ Hoàn Kiếm, bạn hãy dành thêm thời gian để đến check in phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Những công trình lịch sử gắn liền với hồ nước này còn có đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút…
Cầu Thê Húc là một trong những công trình lịch sử nổi tiếng gắn liền với hồ Hoàn Kiếm
Chùa Một Cột hay còn được gọi là chùa Mật hay Diên Hựu Tự. Ngôi chùa được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tông, trở thành một trong những biểu tượng văn hóa đặc sắc khi nhắc đến thủ đô Hà Nội. Hình ảnh ngôi chùa một cột có kiến trúc độc đáo đại diện cho toàn bộ quần thể kiến trúc chùa Một Cột là Liên Hoa Đài. Liên Hoa Đài được xây dựng trên một cột đá đặt tại trung tâm ao sen, tựa như hình tượng bông hoa sen chớm nở trên mặt hồ.
Liên Hoa Đài là hình ảnh đại diện cho toàn bộ quần thể kiến trúc chùa Một Cột
Cổng Tam Quan trong quần thể chùa là công trình mở rộng được xây dựng sau này để phục vụ cho việc thờ cúng của người dân trong các dịp rằm, lễ tết. Ngoài ra, cây bồ đề trong khuôn viên chùa cũng mang ý nghĩa to lớn khi đại diện cho tình hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ. Đây là món quà mà đích thân Tổng thống Ấn Độ tặng chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần ghé thăm Việt Nam. Bạn có thể đến tham quan chùa vào bất kì mùa nào nhưng đẹp nhất có lẽ là mùa thu.
Những bậc thang dẫn lên chính điện của chùa Một Cột
Đây là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, được khởi công xây dụng vào năm 1973 tại vị trí cũ giữa quảng trường Ba Đình – nơi mà Người đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945. Lăng Bác được thành lập vào năm 1975. Ngày nay, bất cứ ai có dịp đến Hà Nội cũng đều sẽ viếng lăng Bác để thể hiện lòng tôn kính của mình đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Quang cảnh xung quanh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Bác được xây dựng dựa trên phương châm ‘dân tộc và hiện đại’, ‘trang nghiêm nhưng giản dị’. Cấu lúc lăng Bác được chia thành 3 phần. Trong đó, phần nền được xây theo kiểu bệ tam cấp phong cách cổ truyền của kiến trúc Việt Nam, phần thân lăng cả 4 mặt đều có cột để tạo ra khoảng trống tựa như các gian của những ngôi nhà 5 gian ở các miền quê Việt Nam. Còn lại, phần mái lăng gợi lên nét cổ kính của kiến trúc đình chùa. Ngoài tổ chức viếng lăng thì trước lăng và quảng trường Ba Đình còn diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước.
Đoàn người đến viếng thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khi nhắc đến các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Hà Nội thì không thể không nhắc đến chứng nhân lịch sử hơn 100 năm – cầu Long Biên. Cầu Long Biên là cây cầu bằng thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, kết nối quận Long Biên và quận Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội. Cầu được Pháp xây dựng vào năm 1898. Hiện trên cầu vẫn còn giữ lại tấm bảng ghi rõ nội dung nhà thầu công trình ‘1899-1902 – Daydé & Pillé – Paris’. Cầu Long Biên không chỉ mang ý nghĩa về giao thông mà còn trở thành biểu tượng không thể xóa nhòa trong kí ức của mỗi người.
Cầu Long Biên là công trình mang ý nghĩa đặc biệt không thể xóa nhòa đối với mỗi người
Sở dĩ cầu Long Biên được gọi là chứng nhân lịch sử vì cây cầu là “nhân chứng” cho những lần Hà Nội bị Mỹ đánh bom. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc những năm 1965 – 1968, cầu Long Biên bị Mỹ ném bom 10 lần, phá hủy 7 nhịp cầu và 4 trụ lớn. Trong chiến tranh miền Bắc lần thứ hai, cầu Long Biên một lần nữa bị không lực Mỹ đánh bom 4 lần, làm hư hại 1.500 mét cầu và đứt 2 trụ lớn. Ngày nay, cầu không chỉ phục vụ đường sắt, người đi xe máy, đi bộ mà còn thu hút nhiều du khách đến check in.
Toàn bộ cầu Long Biên được xây bằng thép, các khối kiến trúc kết hợp tạo nên sức mạnh bắc qua sông Hồng rộng lớn
Chùa Trấn Quốc có lịch sử đã hơn 1.500 năm, được coi là công trình lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội. Kiến trúc của chùa Trấn Quốc có sự kết hợp giữa tính uy nghiêm, cổ kính và cảnh quan thiên nhiên thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trần Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng. Ngôi chùa còn là điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều Phật tử lẫn du khách trong và ngoài nước đến thăm.
Chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long trong thời Lý và thời Trần
Chùa Trấn Quốc được ví như một hòn đảo xanh nằm soi mình bên sóng nước hồ Tây thơ mộng. Ai đến viếng chùa cũng không khỏi ngạc nhiên trước không gian tĩnh lặng, vẻ đẹp nên thơ của ‘đóa sen’ nổi trên mặt nước này. Tổng thể chùa Trấn Quốc là một quần thể gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu công và thượng điện theo hình chữ Công. Trên cửa chùa vấn còn bút tích của hai câu đối được viết bằng chữ Nôm:
“Vang tai xe ngựa qua đường tục
Mở mặt non sống đứng cửa thiền”
Đường dẫn vào chùa có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng nhưng không kém phấn trang nghiêm
Trong lịch sử, Hoàng Thành Thăng Long đã trải qua nhiều thay đổi. Thế nhưng, trung tâm công trình, đặc biệt là Tử Cấm Thành thì gần như không thay đổi. Chỉ có kiến trúc bên trong công trình là trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Trên khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu cùa Hoàng Thành, các lớp di tích kiến trúc và di vật nằm chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử. Các di tích có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên tổng thể phức tạp, phản ánh rõ mối quan hệ về quy hoạch đô thị và không gian kiến trúc cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại lịch sử.
Hoàng Thành Thăng Long là một trong những quần thể kiến trúc lịch sử nổi tiếng nhất Hà Nội
Tại Hoàng Thành Thăng Long, các nhà khảo cổ còn khai quật được một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hằng ngày trong hoàng cung qua nhiều thời kỳ. Những khám phá ấy đã mở ra cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long, gốm dùng trong hoàng cung Thăng Long qua các triều đại. Ngoài ra, nhiều tiền đồng, đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á… cũng được tìm thấy, chứng tỏ Thăng Long là trung tâm giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và tiếp nhận các giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Quần thể kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa
Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Hà Nội mang trong mình giá trị về mặt kiến trúc mà còn là những chứng nhân lịch sử quan trọng của thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Đan xen với những công trình cổ này là những kiến trúc hiện đại, tạo nên vẻ đẹp đan xen đặc biệt giữa nét cổ kính lẫn hiện đại. Chính điều đó đã tạo nên cho vùng đất thủ đô một vẻ đẹp rất riêng, rất Hà Nội làm bao người say mê. Nhanh tay liên hệ phòng vé Pacific Airlines săn vé cho hành trình vi vu thủ đô ngay nào!
Ngọc Trinh