Jetstar Pacific là hãng hàng không liên doanh giữa Qantas và Vietnam Airlines, kể từ năm 2007 cho tới nay. Nhưng từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động kinh doanh của hãng rất khó khăn. Mức lỗ của hãng trong 6 tháng đầu năm 2020 là 1.200 tỷ đồng, điều này gây ảnh hưởng tới hoạt động của Qantas. Vì thế, Qantas rút khỏi cuộc chơi trả Pacific Airlines cho Vietnam Airlines.
Theo như nhận định của Forber, Qantas dường như không muốn cạnh tranh giành thị phần tại thị trường Việt Nam – nơi không phải là trung tâm trong chiến lược liên kết Australia và châu Á của tập đoàn vận tải này. Việt Nam không hề giống Singapore – nơi mà Qantas sở hữu hãng vận chuyển giá rẻ khác là Jetstar Asia. Hãng vận chuyển này đóng vai trò kết nối các chuyến bay mới từ Australia của Qantas, theo đó Singapore sẽ trở thành một cửa ngõ của hãng tại thị trường châu Á.
Khi Qantas rút vốn, Jetstar Pacific sẽ trở thành hãng vận chuyển mới được điều hành bởi Vietnam Airlines
CEO Jetstar Group, ông Gareth Evans từng nói, thị trường Việt Nam trên lý thuyết đã đạt đủ tiêu chuẩn để vận hành một hãng hàng không, nhờ các điểm mạnh là GDP bình quân đầu người tăng 17%, Hà Nội – Tp.Hồ Chí Minh là tuyến bay lớn thứ 6 thế giới… Tuy nhiên, thị trường nội địa trong nước lại là một nơi có sự cạnh tranh khốc liệt với năng lực khai thác bay tăng đến 35%.
Vị CEO này cũng cho biết thêm, kể cả khi Jetstar Pacific không ghi nhận mức tăng trưởng năng lực khai thác thì hãng vẫn lỗ nặng dù đã công bố lợi nhuận vào năm 2018. Các tuyến bay ngắn ở thị trường Việt Nam của hãng được đem so sánh với Jetstar Airways tại Australia, khi đơn vị này đã có những thành công nhất định trong quá trình thực hiện các tuyến đường bay dài nối Australia và Việt Nam.
Jetstar Airlines được so sánh với Jetstar Asia hoạt động tại Singapore
Các hãng hàng không như Bamboo Airways, Vietjet Air chưa khai thác đường bay đến Australia nên sẽ không có sự cạnh tranh. Cả 2 hãng hàng không đã ra mắt sau khi Qantas nắm giữ cổ phần tại Jetstar Pacific, nhanh chóng phát triển tại thị trường trong nước cũng như khắp châu Á.
Hai hãng hàng không là Jetstar Pacific và Jetstar Asia có cùng kích cỡ đội bay với lần lượt là 17 tàu bay A320 và 18 tàu bay A320s. Tuy nhiên, thị trường ở Singapore lại ổn định hơn cho Jetstar khi chỉ có một đối thủ duy nhất là Singapore Airlines. Trong khi đó tại Việt Nam có rất nhiều hãng vận chuyển khác nhau cùng khai thác các hành trình bay trong nước và quốc tế.
Qantas xây dựng mối quan hệ hợp tác quan trọng với Jetstar Asia
Giữa Qantas và Jetstar Asia còn xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược quan trọng tại Singapore. Cả 2 hãng hàng không đều sử dụng sân bay quốc tế Changi như một trung tâm kết nối hành khách giữa châu Á và Australia, tận dụng chung mạng lưới đường bay của Jetstar Asia và Qantas ở quy mô nhỏ hơn so với hãng Singapore Airlines.
Khi Qantas International thâm nhập vào thị trường Singapore, đơn vị này đã dốc sức thực hiện chiến lược thương hiệu kép nhằm có được chỗ đứng cũng như nâng cao hoạt động kinh doanh. Và hãng đã nhận được hiệu quả khi mức tăng trưởng hành khách của Jetstar Asia đạt 80% trong năm 2019 và 72% trong số đó chính là những dịch vụ mà Qantas cung cấp.
Jetstar Pacific không phải là đơn vị đóng vai trò quan trọng cho chiến lược kinh doanh của Qantas
Trong khi tầm quan trọng của Singapore trong chiến lược của Qantas tăng cao thì triển vọng cạnh tranh tại Việt Nam lại không mấy tốt đẹp. Có nhiều hãng hàng không nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động tại Việt Nam, đây chính là điều khiến cho thị trường bị chia nhỏ và khó có thể dành được sự tin tưởng của hành khách. Không những thế, trước tình trạng đại dịch Covid-19 hoành hành, các hãng hàng không ở Việt Nam vẫn có nhiều tham vọng.
Trong giai đoạn tới, Qantas sẽ có kế hoạch giảm 30% cổ phần tại Jetstar Pacific và nó sẽ được chuyển nhượng cho Vietnam Airlines. Trong tương lai Vietnam Airlines sẽ nắm giữ 98% cổ phần của hãng hàng không giá rẻ này. Khi các hãng hàng không tư nhân tăng trưởng mạnh mẽ, Vietnam Airlines vẫn đứng ngoài. Nhưng khi có toàn quyền sử hữu Jetstar Pacific, hãng có thể sẽ thực hiện chiến lược thương hiệu kép tại Việt Nam.
Pacific Airlines sẽ là tên gọi mới của Jetstar Pacific
Jetstar Pacific khó phát triển là do sự khác biệt về quan điểm, văn hóa và tập quán giữa Vietnam Airlines và Qantas. Khi hãng vận chuyển này từ bỏ thương hiệu Jetstar và hỗ trợ liên quan, như hệ thống đặt vé và quay lại tên gọi cũng là Pacific Airlines. Tên gọi này trước đây đã được Qantas thay đổi khi mua cổ phần vào năm 2007.
Forbes cũng nhận định rằng, ngay cả khi đang ở thời kỳ hoàng kim, Jetstar Pacific cũng không hề tương thích với tập đoàn Australia. Hãng vận chuyển này có sự hoạt động khá độc lập, tự tìm nguồn cung ứng máy bay thay vì phục thuộc vào đơn đặt hàng của Qantas. Việc Jetstar Pacific được đổi thành Pacific Airlines và điều hành vời Vietnam Airlines hứa hẹn sẽ có được bước tiến mới trong lĩnh vực hàng không.